Đôi nét về thị trường bất động sản Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu. Trong nhiều năm qua, bất động sản là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất.

Đất nước này có lực lượng lao động dồi dào, hơn 50% trong số 100 triệu dân dưới 35 tuổi và tầng lớp thu nhập trung bình đang gia tăng. Tốc độ đô thị hóa nhanh được ghi nhận trong 10 năm qua, từ 31% năm 2011 lên 41% năm 2022. Đến năm 2030, khoảng 50% dân số cả nước sống ở đô thị và con số này sẽ tăng lên gần 65% vào năm 2069.

Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng (đường cao tốc, bệnh viện, sân bay, cảng biển…) để thúc đẩy đà tăng trưởng quốc gia. Bên cạnh sự ổn định về chính trị, các chính sách ưu đãi như ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp… được đưa ra nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Phải nói là cơ hội đầu tư hiện diện trong mọi phân khúc bất động sản ở Việt Nam trong trung và dài hạn. Trong thời gian tới, tiềm năng lớn nhất là ở phân khúc công nghiệp, hậu cần và văn phòng, tiếp theo là nhà ở, bất động sản bán lẻ và khách sạn.

Các nhà đầu tư nên biết về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam, được bảo vệ bởi luật pháp và các quy định có hiệu lực, bao gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản… Thông thường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) được phép mua bất động sản để làm nơi ở cho nhân viên của họ và họ không thể cho thuê hoặc sử dụng những bất động sản đó làm văn phòng hoặc cho các mục đích khác . Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng có thể tham gia kinh doanh bất động sản tại Việt Nam và việc thành lập công ty để tham gia kinh doanh bất động sản yêu cầu hồ sơ đăng ký phải được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án, Thủ tướng Chính phủ, hay thậm chí là Quốc hội.

Đối với nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, quyền sở hữu nhà lên đến 50 năm (và có thể gia hạn với thời hạn tương tự) nếu người đó có thị thực nhập cảnh hợp lệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số hạn chế về tổng số lượng nhà ở mà người nước ngoài (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) có thể sở hữu trong một dự án nhà ở thương mại hoặc khu chung cư hoặc trong một khu vực địa lý. Số lượng căn hộ được giới hạn ở mức 30% tổng số căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Số lượng nhà ở riêng lẻ tối đa là 250 căn biệt thự hoặc nhà liền kề trên địa bàn có quy mô dân số tương đương cấp hành chính phường.

Ngoài ra, người nước ngoài không được sở hữu nhà ở, căn hộ chung cư nằm trong khu vực an ninh, quốc phòng theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Đối với các tài sản thương mại như văn phòng và nhà xưởng công nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có thể phải đối mặt với khả năng gia hạn quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính chồng chéo và khó hiểu… Mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở… trong nước, những thay đổi này không diễn ra trong một sớm một chiều. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài nên có một đối tác địa phương để được tư vấn cặn kẽ khi tìm hiểu và đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thị trường bất động sản Việt Nam, vui lòng gửi email cho tôi. Nếu bạn đang ở TP. Hồ Chí Minh, chúng ta có thể gặp cà phê và trao đổi thêm! 

Get in Touch

I offer a one stop shop for all your real estate needs.
My knowledge is your property.

Deutsches Haus

3rd Floor, 33 Le Duan Blvd, District 1, HCMC, Vietnam